Kiến trúc
Ngày nay, biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề nhức nhối của xã hội, sự mọc lên của những tòa nhà cao tầng phủ cây xanh được xem là giải pháp hiệu quả nhất cho việc cân bằng hệ sinh thái, cải thiện chất lượng không khí, bảo vệ môi trường.
1. Tòa tháp dân cư Bosco Verticale tại Milan, Ý
Nằm trong dự án tái phát triển lớn nhất châu Âu, Bosco Verticale được hoàn thành năm 2014, là một tòa tháp dân cư được đầu tư quy mô lớn với hệ thống xanh gồm 900 cây, 5.000 cây bụi và 11.000 cây lâu năm, ước tính chuyển đổi khoảng 44.000 pound carbon mỗi năm.
Hình 1: Bosco Verticale phủ xanh diện rộng giúp giảm khói bụi và tạo ra oxy
Bosco Verticale chứa 400 căn hộ, trong đó tòa lớn nhất gồm 26 tầng cao 111 mét và tòa còn lại cao 76 mét, là mô hình đầu tiên về sáng kiến trồng rừng ngay trên những tòa nhà đô thị. Bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo từ các tấm pin mặt trời và nước thải tự lọc, hệ thống đã tự vận hành và duy trì đời sống thực vật trong cả tòa nhà.
Năm 2014, Bosco Verticale đã xuất sắc giành được Giải thưởng uy tín Quốc tế (International Highrise Award). Năm 2015, nhận giải Tòa nhà Cao tầng từ Hội đồng Giải thưởng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) diễn ra tại Học viện Công nghệ Illinois, Chicago.
2. Khách sạn Parkroyal On Pickering tại SingaporeĐược thiết kế bởi công ty kiến trúc WOHA, năm 2013, Parkroyal on Pickering được đi vào hoạt động, là khách sạn sang trọng gồm 367 phòng tọa lạc khu vực trung tâm của Singapore.
Hình 2: Parkroyal on Pickering được thiết kế như “khách sạn trong khu vườn”
Parkroyal on Pickering được ca ngợi bởi lối kiến trúc độc đáo với nhiều mảng xanh rộng lớn, các đài phun nước nhân tạo, 15.000m2 hệ thống khu vườn xanh ngoài trời được thiết kế đặc biệt theo cơ chế tự duy trì và tiêu thụ năng lượng tối thiểu thông qua việc sử dụng pin mặt trời, cảm biến chuyển động, tái sử dụng nước mưa và nguồn nước khai hoang.
Khách sạn đạt nhiều sự ghi nhận trong nước và quốc tế, có thể kể đến là Giải thưởng Good Design Award – Green Good Design Award năm 2014, Giải thưởng Môi trường sống Đô thị (Urban Habitat) từ Hội đồng Giải thưởng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTBUH) năm 2015, Giải thưởng Thiết kế (Hạng Mục Thương Mại) từ Viện Kiến trúc sư Singapore (SIA) năm 2016.
3. Tòa nhà phức hợp One Central Park tại Sydney, ÚcOne Central Park là một tòa nhà phức hợp nằm ở Sydney, nước Úc với hai tòa chung cư căn hộ, một khu công viên trung tâm và một trung tâm mua sắm bán lẻ sáu cấp ở chân tháp. Năm 2013, One Central Park được Hội đồng Công trình Xanh tại Úc trao tặng Giải thưởng Ngôi sao Xanh 5 sao hạng mục 'Thiết kế Chung cư đa năng v1'.
Hình 3: Kiến trúc độc đáo của khu vườn treo thẳng đứng One Central Park
Dự án với hơn 35.000 cây được trồng trong đó có 350 loài khác nhau tạo nên 23 "bức tường xanh" cho khu vườn thẳng đứng với tổng diện tích 1, 200m2. Thành công của One Central Park là sự kết hợp của ánh sáng, nước, carbon dioxide và chất dinh dưỡng được phân tán một cách cơ học cho cây để kích thích sự phát triển và sinh tồn của chúng, mà không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn cấu trúc của tòa nhà.
Đặc biệt hơn, là mạng lưới nước tái chế ở trung tâm, có khả năng khai thác nhiều nguồn nước với chất lượng khác nhau và tạo ra vô số nguồn cung cấp nước có thể phục vụ khoảng 4.000 cư dân, hơn 15.000 du khách và công nhân hàng ngày.
4. Khách sạn Chicland tại Đà Nẵng, Việt Nam
Tọa lạc tại thành phố biển Đà Nẵng, khách sạn CHICLAND đi vào hoạt động từ tháng 06/2019, là công trình cao nhất Việt Nam được phủ kín 3 mặt bởi một hệ cây xanh thẳng đứng bao bọc 95 ban công, mang đến một lối sống Eco Chic tinh tế và thời thượng.
Hình 4: Khách sạn Chicland – Một nguyên bản độc đáo
Dự án được thiết kế bởi Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, bậc thầy về kiến trúc xanh với số lượng giải thưởng quốc tế lớn nhiều nhất Việt Nam. Khách sạn Chicland là công trình lớn đầu tiên tại Việt Nam sử dụng toàn bộ vật liệu là bê tông trần không trát, 100% gạch không nung, ván gỗ MDF đạt tiêu chuẩn E1 với lượng formaldehyde chỉ 0,005%, sử dụng tối đa các vật liệu địa phương và các thực phẩm hữu cơ xanh, sạch. Sản phẩm bằng nhựa được thay thế hoàn toàn bằng các bình gốm sứ Bát Tràng, tiện nghi trong khách sạn đảm bảo thân thiện môi trường.
Với phương châm không phải tạo ra những “cổ máy ở”, khách sạn hướng đến những trải nghiệm nghỉ dưỡng đích thực, đề cao giá trị truyền thống thông qua các ý tưởng về một không gian thưởng trà, một nhà hàng đậm hương vị Việt và dịch vụ Spa với những trị liệu truyền thống. Tuy là khách sạn mơi, nhưng CHICLAND đã nhanh chóng lọt vào chung kết tại Hạng mục “Nghỉ dưỡng/ Dự án trong tương lai” trong cuộc thi Festival Kiến trúc thế giới 2018 và hứa hẹn sẽ đạt nhiều giải thưởng về Khách sạn xanh trong tương lai.
5. Khách sạn Proximity tại Greensboro, Bắc Carolina, Hoa KỳKhách sạn Proximity là Khách sạn Xanh được chứng nhận Platinum LEED đầu tiên tại Hoa Kỳ. Khai trương năm 2007, khách sạn cổ điển sang trọng gồm 147 phòng, ưu tiên thực hành về sự bền vững trong quá trình xây dựng và được xem là hình mẫu điển hình cho công trình Khách sạn Xanh.
Hình 5: Khung cảnh yên bình bên ngoài Khách sạn Proximity
Theo đánh giá, Khách sạn Proximity sử dụng năng lượng ít hơn 41% so với khách sạn / nhà hàng thông thường bằng cách sử dụng vật liệu cực kỳ hiệu quả và công nghệ xây dựng mới nhất. Chẳng hạn như, 100 tấm pin mặt trời bao phủ 4.000 feet vuông (370 m2) trên sân thượng làm nóng 60% nước cho cả khách sạn và nhà hàng. Thiết kế nội thất, các khay dịch vụ phòng tận dụng những cây tre làm ván ép, gỗ ép. Các trang thiết bị được lắp đặt nhằm khai thác công suất tối đa, tiết kiệm năng lương, vật liệu xây dựng có hàm lượng tái chế cao, không có them formaldehyde, tăng hiệu quả tái sử dụng, giảm thải ra môi trường.
Xem thêm Top 15 khách sạn và khu nghỉ dưỡng độc đáo nhất gần biển Đà Nẵng
Khách sạn CHICLAND là một công trình điển hình theo phong cách “urban resort” kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc Xanh cùng những nét văn hóa bản địa độc đáo. Không chỉ chú trọng vào việc phủ Xanh toàn bộ công trình giúp lưu khách cảm nhận được sự tươi mới, tận hưởng trọn vẹn từng cung bậc cảm xúc trong cuộc sống, mà toàn bộ các vật liệu nội thất, vật liệu trang trí sử dụng trong khách sạn đều là các vật liệu địa phương như đá bazan, đá cát, mây, tre,... mang đến một không gian hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Bình Luận (1)